Mẫu đơn xin phép sửa chữa, cải tạo nhà ở

Khi căn nhà của quý vị và các bạn có dấu hiệu xuống cấp, bạn mong muốn được sửa chữa, cải tạo nó, bạn bèn thuê người về thiết kế và thi công theo ý bạn và cuối cùng bạn bị phạt hoặc nặng hơn là phải tháo dở công trình. Bạn sai ở đâu trong quy trình ấy?

Nhiều người cứ lầm tưởng việc sửa chữa căn nhà của họ không cần phải xin phép cơ quan chức năng vì họ cứ cho rằng chỉ xây nhà mới mới cần phải xin phép. Đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm! Việc bạn sửa chữa, cải tạo căn nhà đã vô tình làm thay đổi kết cấu và thiết kế ban đầu của căn nhà nên bạn cần phải xin phép cơ quan chức năng về vấn đề này. Việc xin phép này nhầm đo đạc và tính toán các thông số kỹ thuật của căn nhà nhằm tránh các rủi ro không đáng có cũng như đáp ứng các quy định về pháp luật.

Vậy việc xin phép sửa chữa nhà như thế nào? Trước tiên các bạn cần phải chuẩn bị một mẫu đơn (đánh máy hoặc viết tay) ghi đầy đủ các thông tin và gửi đến cơ quan có thẩm quyền. An Phát Group xin gửi đến quý vị và các bạn mẫu đơn xin phép sửa chữa nhà ở để bạn có sự chuẩn bị tốt nhất trong quá trình xin phép.

 

mau don xin phep sua chua nha o

 

Hướng dẫn ghi đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa nhà ở Mẫu đơn xin phép sửa chữa nhà ở 

 

1 – Nơi nhận đơn

– Kính gửi: UBND huyện, quận, thị xã nơi có nhà cần sửa chữa, cải tạo

2 – Thông tin về chủ hộ (chủ đầu tư)

Hộ gia đình, cá nhân có yêu cầu đề nghị cấp giấy phép sữa chữa, cải tạo nhà ở thì ghi đầy đủ các nội dung sau:

+ Tên chủ hộ,

+ Địa chỉ liên hệ,

+ Số điện thoại.

3 – Thông tin nhà ở cần sửa chữa, cải tạo

Ghi đầy đủ thông tin về nhà ở theo các nội dung:

+ Địa Điểm xây dựng: Số nhà:         đường:                 xã:            huyện (quận, thị xã):                          tỉnh (thành phố):

+ Lô đất số: Lấy theo thông tin tại Sổ đỏ

+ Diện tích: Ghi chính xác thông tin về diện tích theo giấy phép xây dựng hoặc theo đo thực tế.

4 – Nội dung đề nghị cấp phép cải tạo, sửa chữa

– Loại công trình: Nhà ở    Cấp công trình:

– Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ghi đúng diện tích xây dựng theo giấy phép hoặc theo thực tế (nếu không có giấy phép).

– Tổng diện tích sàn:….. (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).

+ Tầng 1: …..m2,

+ Tầng 2: …..m2,

+ Tầng 3: …..m2,

………………………………………………………..

– Chiều cao công trình: ….. m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).

+ Tầng 1: ……m,

+ Tầng 2: ……m,

+ Tầng 3: ……m,

………………………………………………………..

– Số tầng: Ghi số số lượng tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tầng tum

5 – Giấy tờ kèm theo đơn

Trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sửa chữa nhà ở, ngoài đơn đề nghị thì hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị các giấ tờ khác kèm theo đơn như:

+ Các bản vẽ hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình được cải tạo;

+ Bản sao được công chứng hoặc chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ về quyền quản lý, sử dụng nhà ở (như Sổ đỏ…)

Để tránh gặp phải những khó khăn về giấy phép xây dựng cũng như các vấn đề pháp lý liên quan, quý vị và các bạn có thể liên hệ dịch vụ sửa chữa nhà, cải tạo nhà của An Phát Group. Bên cạnh việc hỗ trợ quý vị tận tình vấn đề giấy phép, An Phát luôn đảm bảo chất lượng công trình được bàn giao đến tay quý vị. Mỗi công trình mà chúng tôi xây dựng, sửa chữa đều có chính sách bảo hành giúp quý vị yên tâm về chất lượng, đồng thời nâng cao uy tín của công ty.

Quý vị có thể liên hệ với An Phát Group để được tư vấn và hỗ trợ thông qua hotline 0938 089 148 hoặc truy cập vào website anphatgroup.info .

Hãy để An Phát đồng hành cùng quý vị cho căn nhà mơ ước của mình.

Chúc quý vị thành công và có được căn nhà như ý!